Lừa đảo trực tuyến là một vấn đề nghiêm trọng mà mọi người cần phải cảnh giác. Dưới đây là một số thủ thuật lừa đảo phổ biến mà mọi người nên tránh xa:
1.Phishing (Lừa đảo qua email):
Là hình thức tấn công mạng bằng email gây ra thiệt hại to lớn. Và đặc biệt nguy hiểm đối với các doanh nghiệp, tổ chức. Các hacker sẽ giả mạo thành doanh nghiệp với độ uy tín cao bất kỳ nào đó để thực hiện hành vi lừa đảo qua email.
Kẻ lừa đảo gửi email giả mạo từ các tổ chức tin cậy như ngân hàng, dịch vụ thanh toán, hoặc các trang web mua sắm, yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân như tên đăng nhập, mật khẩu, hoặc thông tin tài khoản ngân hàng.
2.Schemes Ponzi (Kế hoạch Ponzi)
Kế hoạch Ponzi là một gian lận đầu tư trong đó kẻ lừa đảo thu tiền từ những người với lời hứa sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn lãi suất thị trường thông thường. Một kế hoạch Ponzi liên quan đến việc luân chuyển vốn thay vì phân phối lợi nhuận. Như là kế hoạch hãy vui lên vì không có lợi nhuận liên quan.
Đây là một loại hình đầu tư lừa đảo, kêu gọi người tham gia đầu tư vào một dự án không có cơ sở hoặc không bền vững, và tiền từ người mới tham gia được sử dụng để trả lãi cho người tham gia trước đó.
3.Scam điện thoại di động
Điều này có thể bao gồm cuộc gọi không mong muốn từ các tổ chức giả mạo, tin nhắn văn bản gửi link độc hại, hoặc cuộc gọi lừa đảo từ những người giả mạo là người thân của bạn để yêu cầu tiền.
Các đối tượng sẽ giả danh thành giáo viên, nhân viên y tế nhà trường. Hoặc nhân viên y tế bệnh viện liên hệ trực tiếp với phụ huynh học sinh báo tin. về việc học sinh, người nhà bị tai nạn, đang nhập viện cấp cứu. yêu cầu phải nhanh chóng chuyển tiền để đóng viện phí, cấp cứu bệnh nhân, từ đó chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra các đối tường còn giả danh cán bộ của các cơ quan như Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Hải quan, Cảnh sát giao thông… bịa đặt. thông tin người được gọi liên quan đến một vụ việc đang bị điều tra. dùng lời lẽ đe dọa, khiến người được gọi hoang mang. buộc phải chuyển tiền hoặc gửi các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP… Từ đó chiếm đoạt tài sản của bị hại.
5.Tuyển dụng lừa đảo
Các tin tuyển dụng giả mạo trên các trang web việc làm hoặc mạng xã hội để thu thập thông tin cá nhân hoặc lừa đảo người khác bằng cách yêu cầu tiền để xử lý hồ sơ. Việc nhẹ lương cao tưởng như đã là chiêu trò lừa đảo quen thuộc và được cảnh báo nhiều. Tuy nhiên, số nạn nhân sập bẫy hình thức lừa đảo này lại vẫn ngày càng tăng.
Các bài đăng tin tuyển dụng lừa đảo thường đặt dưới các tiêu đề như: “tuyển cộng tác viên cho Shopee, Tiki, Lazada, Sendo”; “tuyển cộng tác viên tạo tương tác cho dự án hợp tác giữa Shopee với các chủ gian hàng”, “Làm việc tại nhà với mức lương lên đến 500-700k/ngày”; “kiếm 10-20 triệu đồng/tuần không hề khó”;…
6. Các sàn giao dụng tín dụng lừa đảo.
Các đối tưởng sử dụng các sàn giao dịch lừa đảo không rõ nguồn gốc uy tín. Dụ người chơi vào sàn nạp tiền và cố tình kéo thua để ăn chia lợi nhuộn với nhà cái. Người tham gia lôi cuốn sẽ mất rất nhiều tiền. Các dự án tiền điện tử không đáng tin cậy hoặc gian lận mà yêu cầu người dùng đầu tư với lời hứa thu nhập cao mà không có rủi ro.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết của lừa đảo trên mạng xã hội . Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở các bài viết sau!
Thông tin chi tiết tại: fanpage CyBerSafes.
Để tránh lừa đảo, hãy luôn kiểm tra và xác minh nguồn gốc của thông tin, không chia sẻ thông tin cá nhân hoặc tài khoản với bất kỳ ai trừ khi bạn chắc chắn họ là đáng tin cậy, và luôn cập nhật phần mềm bảo mật trên thiết bị của bạn để ngăn chặn các mối đe dọa trực tuyến.